6 cách dễ dàng để kiếm tiền từ blog của bạn hoặc Website

Như với hầu hết các chiến lược liên quan đến tiền, đa dạng hóa là chìa khóa. Hãy thử một sự kết hợp của các phương pháp để tối đa hóa khả năng kiếm tiền (mà không làm cho trang web của bạn quá quảng cáo nặng). Chơi xung quanh với cách bố trí của bạn, nếu nó linh hoạt, để cung cấp cho các quảng cáo khác nhau tiếp xúc nhiều hơn hoặc ít hơn (đừng để họ làm lu mờ nội dung của bạn). Kiểm tra một loạt các mạng. Hãy chắc chắn rằng bạn được thanh toán một cách chính xác và kịp thời. Giám sát hoạt động của bạn và nếu bạn không hài lòng với dịch vụ hoặc kết quả, hãy thử một công ty khác.
Xem thêm về:

1. Quảng cáo PPC (Pay Per Click)

Google Adsense là lựa chọn phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi. Họ phục vụ quảng cáo theo ngữ cảnh (hình ảnh hoặc văn bản) dựa trên nội dung của bạn, và trả tiền khi có ai đó nhấp chuột vào quảng cáo. Bao nhiêu bạn thực hiện trên Adsense phụ thuộc vào một vài điều. Đầu tiên, các nhà quảng cáo đặt giá thầu trên các từ khóa, vì vậy nếu bạn xảy ra để viết về một chủ đề mà có từ khoá cao, trả tiền, sau đó mỗi nhấp chuột sẽ có giá trị hơn rất nhiều so với một chủ đề khác với từ khoá thấp giá trị (từ ​​khóa có giá thầu thực sự thấp). Ngoài ra, những người đến với trang web của bạn từ các công cụ tìm kiếm có khả năng nhấp chuột vào các quảng cáo này hơn những người khách truy cập lặp lại. Nó làm cho cảm giác sau đó để lây lan ra các quảng cáo Adsense của bạn để cung cấp truy cập dễ dàng cho khách truy cập tìm kiếm.

11 mẹo tìm kiếm nâng cao với Google


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEheXI3I1x6T4Sae98UikidBZLkUtGAd1ztJ4s_pHG0peUkhU59KNNR6nySvdLs9qKt8Wi8xzsHRgyezILVNniBOfUe7LBLnlgn2IddLH2ofXoLKtSy_wZfgrz_e88O6JIL1AcCvXxwGY-A/ 

Như tất cả chúng ta đã biết, Google chính là thành phần gần như không thể thiếu trong cuộc sống công nghệ ngày nay. Nhưng việc biết và tận dụng được thế mạnh của Google thì không phải ai cũng biết hoặc khai thác được. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số mẹo, thủ thuật để tăng hiệu suất tìm kiếm với Google.

1. TÌM KIẾM CHÍNH XÁC:

Một công thức cơ bản và phổ biến nhất mà gần như ai cũng biết, đó là sử dụng dấu ngoặc kép để tìm chính xác thông tin cần thiết. Ví dụ, nếu thực hiện yêu cầu tìm kiếm như dưới đây thì hệ thống sẽ trả về các trang web có chứa từ Hello và từ Word đằng sau:
“Hello World”
Tìm chính xác
Tiếp theo là một cách tương tự như trên cũng hoạt động tốt với lệnh query để tìm kiếm chính xác từng từ, ví dụ: nếu bạn muốn tìm thông tin “mining,” thì Google đồng thời sẽ trả về những trang web có chứa từ “miners.” Trước kia thì chúng ta phải thêm dấu cộng ở đằng trước để tìm+mining, nhưng bây giờ chỉ cần đặt từ cần tìm kiếm trong dấu ngoặc kép mà thôi.
“mining”

2. LOẠI TRỪ TỪ KHÓA:

Bên cạnh đó, khi bạn thêm dấu trừ vào phía trước 1 từ bất kỳ trong chuỗi thông tin tìm kiếm thì hệ thống sẽ loại bỏ tất cả các kết quả có chứa từ đó. Ví dụ: nếu muốn tìm kiếm các trang cung cấp thông tin về Linux distribution mà không có liên quan gì đến Ubuntu thì các bạn nhập từ khóa như sau:
linux distributions -ubuntu
Loại trừ theo từ khóa

Cách ứng xử,đối đáp khi bạn được mời phỏng vấn


Bạn vừa nhận được một lời mời phỏng vấn. Chúc mừng bạn! Tất cả nỗ lực để viết hồ sơ, thiết lập các mối quan hệ xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm cuối cùng đã mang lại kết quả.
Hãy nhanh chóng lập danh mục chuẩn bị cho buổi phỏng vấn để bạn chắc chắn giành được công việc mơ ước:

1. Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị


Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và tuyển dụng Rick Nelles, chuẩn bị không chỉ là in thêm vài bản hồ sơ tìm việc để dự phòng. Bạn cần phải nghiên cứu về công ty, ngành nghề kinh doanh, và suy nghĩ về sự phù hợp giữa kỹ năng bạn có với công việc bạn muốn làm.
Trang phục 
Khi dự phỏng vấn, bạn nên mặc trang phục đơn giản nhưng phải trang nhã, chỉnh tề. Tuyệt đối không nên ăn mặc lòe loẹt.
Đúng giờ 
Ở đây, đến dự phỏng vấn đúng giờ thực sự là bạn phải đến trước giờ hẹn ít nhất 15 phút. Khi bạn đến đúng giờ, nhà tuyển dụng (NTD) sẽ đánh giá cao tác phong nghiêm túc của bạn. Bên cạnh đó, khoảng thời gian chờ sẽ giúp bạn trấn tĩnh, tập trung tư tưởng để xem lại hồ sơ và những ghi chú bạn đã chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.
Giao tiếp bằng ánh mắt 
Khi bạn gặp NTD, hãy bắt tay họ với một nụ cười ấm áp và nhìn thẳng vào mắt NTD. Lẩn tránh cái nhìn của NTD sẽ khiến họ nghĩ bạn thiếu kinh nghiệm, thiếu tự tin và không đáng tin cậy.
Thể hiện sự nhiệt tình với công việc
Theo Martin Yate, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và là tác giả của nhiều cuốn sách về lĩnh vực này, trong đó có cuốn “Chúc bạn may mắn 2007 – Cẩm nang tìm việc làm”, trong những cuộc tuyển dụng với sự cạnh tranh của nhiều ứng viên, người tỏ ra nhiệt tình nhất với công việc hầu như luôn là người chiến thắng.
Sự nhiệt tình của bạn sẽ gửi đến NTD thông điệp rằng bạn là một nhân viên tận tâm với công việc.
Thể hiện tinh thần đồng đội
Martin Yate cho biết, các NTD luôn muốn tuyển những nhân viên có khả năng làm việc theo nhóm và tuân thủ chỉ thị của cấp trên. Không ai muốn tuyển dụng những nhân viên “bất kham”. Họ cũng rất cần những người có thể truyền cảm hứng cho cả tập thể để hướng đến mục tiêu chung. Vì thế, hãy trình bày một vài ví dụ về cách bạn đã hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện một dự án lớn hoặc phục vụ một khách hàng quan trọng.
Thể hiện bản thân 
Trò chuyện với NTD cũng giống như bạn đang thuyết phục khách hàng. Bạn cần chuẩn bị kỹ càng những gì bạn muốn giới thiệu về bản thân. Nếu NTD không nhắc gì đến những vấn đề này, hãy chủ động đề cập đến chúng.

Hãy trung thực 


Bạn tuyệt đối đừng nói dối về bất cứ điều gì trong hồ sơ hay trong buổi phỏng vấn. Với sự phát triển của Internet và các mối quan hệ xã hội, việc kiểm tra lại những thông tin bạn cung cấp trở nên dễ dàng đối với NTD hơn bao giờ hết. Đừng quên NTD đang tìm người phù hợp nhất cho một vị trí trong công ty, chứ không phải một thiên tài hay nhà bác học để trao giải Nobel.

Tác phong chuyên nghiệp 

Bạn tuyệt đối không nên nhai kẹo cao su, ngồi thượt hoặc nói lan man trong cuộc phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và luôn cư xử thật chuyên nghiệp trước mặt NTD.

Mạnh dạn đặt câu hỏi 

Buổi phỏng vấn là cơ hội để cả NTD và ứng viên tìm hiểu về nhau. Đừng ngại đặt câu hỏi về phạm vi trách nhiệm của công việc, về khách hàng hoặc dự án. Nếu tỏ ra thụ động trong lúc phỏng vấn thì bạn sẽ là người chịu thiệt chứ không ai khác. Nếu bạn tỏ ra hờ hững khi trò chuyện với NTD, bạn có thể bị đánh giá là nhút nhát và không có khả năng làm việc hiệu quả.

Hãy nói lời cảm ơn 

Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với một cái bắt tay chặt, lời cảm ơn và một nụ cười. Bạn nên hỏi NTD khi nào bạn nhận được kết quả phỏng vấn và liệu bạn có nên “theo sát” để nhắc họ về kết quả hay không. Sau đó, hãy gửi e-mail để cảm ơn NTD vì đã dành thời gian tiếp bạn, cho họ biết bạn rất quan tâm đến việc làm này và sẽ liên hệ họ lần nữa trong thời gian sớm nhất.
maritimesnew

Bốn Bước Cho Một Bài Diễn Thuyết Hiệu Quả


Bốn Bước Cho Một Bài Diễn Thuyết Hiệu Quả
Khi bạn đang thuyết phục đồng nghiệp, bán hàng hay đang lên tinh thần cho nhóm, sức mạnh lời nói của bạn là điểm tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Những kỹ năng này rất hữu dụng cho các nhà quản lý, lãnh đạo, nhân viên kinh doanh và bất kỳ ai thường xuyên tiếp xúc với giới truyền thông. Bất kỳ nhân viên nào của một công ty sẽ cần dùng các kỹ năng này khi trình bày với đồng nghiệp, khách hàng hoặc các nhà đầu tư tiềm năng.

Bốn bước để hoàn thiện bài diễn thuyết của bạn:

 Lên kế hoạch 
– Cần hiểu rõ khán giả của bạn vì việc này liên quan tới chủ đề và xác định mục đích của bài diễn thuyết vì điều này gắn liền với kết quả bạn tìm kiếm. Chuẩn bị nội dung lời nói xoay quanh mục đích và mối quan tâm của khán giả cũng như mức độ hiểu biết. Sử dụng các từ và cụm từ thông dụng cho khán giả và tập trung vào mục đích của bạn.
 Chuẩn bị 
- Hình thành một giả định tích cực với giá trị thông điệp mà bạn mang tới và chuẩn bị dàn bài và khoảng thời gian thuyết trình. Dàn bài gồm 3 phần:

1. Lời mở đầu thu hút chú ý 
– Dùng một câu hỏi, câu nói gây ngạc nhiên, hoặc đề cập vấn đề liên quan để gợi lên mối quan tâm của khán giả. Phần đầu chỉ chiếm 5- 10 phần trăm bài nói.
2. Ý then chốt 
– Bài diễn thuyết chỉ cần từ 4- 6 ý mà bạn cần thêm chứng cứ vào, ví dụ như những số liệu thống kê, giấy chứng nhận, minh chứng hay phép so sánh. Đảm bảo rằng những ý mấu chốt đều phục vụ cho một thông điệp duy nhất. Phần này chiếm 80-85 phần trăm của bài.
3. Lời kết ấn tượng 
– Bạn có thể kết bài bằng cách tóm tắt hay nhắc lại thông điệp hoặc để lại một kết mở cho khán giả. Phần kết mà có thể liên hệ lại phần mở đầu cũng rất hiệu quả. Dù bạn chọn kiểu nào, hãy chắc rằng bạn đang nói cho khán giả biết điều bạn muốn họ làm. Phần này chỉ chiếm 5 hoặc 10 phần trăm bài nói.
● Thực hành 
– Xem lại nội dung, diễn thử và lắng nghe phản hồi cho bài diễn thuyết, xây dựng lòng nhiệt tình và sự tự tin để diễn thuyết. Tập dượt để đảm bảo rằng không vượt quá thời gian cho phép; nếu cần thì hãy dành thêm thời gian cho việc đặt câu hỏi. Thâu băng video cho phần diễn thử và lưu ý các biểu hiện gây xao lãng hay hồi hộp. Nhớ rằng liệu pháp cho sự hồi hộp là sự tự tin và sự tự tin đi cùng với thực hành.
● Diễn thuyết 
– Tạo nên ấn tượng ban đầu tích cực. Nếu có thể, hình thành giao tiếp bằng mắt với khán giả của bạn. Hãy là chính mình và thả lỏng. Làm chủ bài nói bằng cách xây dựng mối quan hệ với khán giả để thu hút chú ý và hình thành giá trị của thông điệp. Khi nói, hãy thật tự nhiên với giọng mạnh mẽ, mạch lạc. Chậm rãi nhấn mạnh các điểm quan trọng và tách chúng bằng khoảng dừng trước và sau các điểm chính đó.

Để diễn thuyết trước đám đông hỗn loạn

Để diễn thuyết trước đám đông hỗn loạn
Các diễn giả thường luôn cố gắng trình bày tốt nhất bài phát biểu, cố gắng thuyết phục người nghe bất chấp những tiếng chê bai và những lời thì thầm to nhỏ. Còn một số người nghe thường hay có tâm trạng bồn chồn mong đến giờ nghỉ để uống nước và ăn nhẹ
Các diễn giả thường luôn cố gắng trình bày tốt nhất bài phát biểu, cố gắng thuyết phục người nghe bất chấp những tiếng chê bai và những lời thì thầm to nhỏ. Còn một số người nghe thường hay có tâm trạng bồn chồn mong đến giờ nghỉ để uống nước và ăn nhẹ
Tôi bắt gặp cảnh tượng này khi quan sát những người chống đối tung tin phá huỷ các buổi họp của hội đồng thành phố về vấn đề cải cách y tế mà các đại biểu quốc hội đang tổ chức trong khu vực của họ. Hầu hết các thành viên đại biểu quốc hội đều không quá ngờ nghệnh như diễn giả mà tôi mô tả ở trên; họ thừa biết cách phớt lờ đám đông đang chống đối. Một số thì tìm cách tham gia vào nhóm chống đối, một số khác ngăn chặn rồi sau đó kêu gọi họ.
Để diễn thuyết trước đám đông hỗn loạn
Thực ra không có cách nào là tốt nhất để kiểm soát đám đông hỗn loạn nhưng rõ ràng là vị quan chức mô tả ở trên đã làm sai hoàn toàn, ông ta đã phớt lờ người nghe. Nhiều diễn giả có kinh nghiệm, như các chính trị gia, sẽ tìm cách hoà mình vào người nghe.

Nếu đó là sự lựa chọn của bạn và cảm thấy tốt cho bạn khi diễn thuyết, thì sau đây là môt số gợi ý trong trường hợp phải đối mặt với những thính giả không mấy dễ chịu và hay to tiếng.

Chuẩn bị trước. Mỗi diễn giả cần phải biết các thính giả muốn gì trước khi trình bày. Trường hợp là một diễn giả cao cấp, ông ta không phải nghĩ rằng mình là diễn giả cuối cùng của ngày hôm đó và mình là thứ duy nhất đứng giữa thính giả và buổi tiệc chiêu đãi. Đặc biệt lưu ý, nếu bạn mong mọi người bất bình với câu nói của bạn, hãy nghiên cứu kỹ lý do tại sao lại làm họ bực mình như vậy. Bạn muốn đưa những lời bình luận đối lập vào bài diễn thuyết của mình, hoặc hãy chuẩn bị đưa ra những lập luận đó nếu có câu hỏi được đưa ra.

Hãy linh hoạt. Nếu như ai đó ngắt lời bạn, hãy chấp nhận điều đó. Những diễn viên hài kịch hay kiếm sống bằng cách biểu diễn ở các hộp đêm nhỏ, sớm học trong nghề của họ cách tạo ra tiếng cười với những kẻ quấy rối. Đôi khi bạn có thể tránh được những lời chế nhạo và có một cuộc đối thoại qua lại ngắn gọn. Điều này cho thấy diễn giả vẫn là người kiểm soát tình thế, chứ không phải là người đang chất vấn. Nhưng cần phải chấm dứt cuộc tranh cãi một cách nhanh chóng và tiếp tục bài diễn thuyết. Bạn không thể từ bỏ sự kiểm soát đối với đám đông.
Hãy cương quyết. Nếu người gào thét không thể giữ yên lặng, thì sẽ tạo cơ hội cho đám đông lên tiếng. Hãy thoả thuận thời gian để tiếp tục bài diễn thuyết nhưng phải hứa sẽ trả lời các câu hỏi từ khán giả ngay khi bạn nói xong lời nhận xét của mình. Nếu điều này xảy ra, hãy bỏ bản thảo sang một bên và nói chuyện trực tiếp với khán giả. Hãy nói ngắn gọn. Và phải giữ bình tĩnh. Gào thét lại chỉ làm cho bạn giống như đám đông; nói chuyện một cách tự tin làm bạn cảm nhận được quyền hạn của mình qua lời nói.

Không có gì bảo đảm là bất kỳ sự gợi ý trên đây có thể làm cho đám đông yên lặng. Khi chúng tôi chứng kiến cuộc phản đối chương trình y tế, một số người tham dự đến đó không phải để nghe - họ đến để phá đám. Bởi vì đối với những đứa trẻ ngỗ ngược và hư hỏng, hầu như không thể đưa ra lý lẽ được. Khi tình trạng quấy rối đang chiếm ưu thế, hoặc nếu bạn thấy không an toàn, hãy đi chỗ khác. Hãy làm điều đó một cách bình tĩnh và có chủ định. Hãy bước đi tự tin ra khỏi sân khấu đến một nơi yên tĩnh và được bảo vệ. (Tất nhiên nếu đám đông ném các thứ vào bạn, hãy thoát ra nhanh chóng.)

Cần phải có một cái tôi mạnh mẽ để đối mặt với một đám đông hỗn loạn. Nguyên tắc hành động khi hoà mình vào khán giả là khả năng kiểm soát. Nếu bạn có được, hãy tiếp tục; nếu bạn mất kiểm soát, hãy rút lui.
- Bài viết của John Baldoni trên Harvard Business Publishing -

Kỹ năng trình bày của người thuyết trình thành công


Các kỹ năng trình bày tốt là điều cần thiết để trở thành một người thuyết trình thành công. Nếu một ai đó khi sinh ra không có các kỹ năng này, họ có thể yêu cầu được dạy và đào tạo. Để biết được các kỹ năng cho một bài thuyết trình, mời các bạn đọc dưới đây.
Tạo ra một bài thuyết trình là một nghệ thuật. Thậm chí hầu hết những người thành đạt đều phải trải qua sự sợ hãi trong quá trình thuyết trình. Họ không biết cách thực hiện một buổi thuyết trình một cách chuyên nghiệp như thế nào cả. Để tránh được sự sợ hãi này, họ cần phải có các kỹ năng thuyết trình. Bạn có thể có được các kỹ năng này thông qua các khoá đào tạo và trở thành những người thuyết trình thành công nhất.

Đó là khả năng của những người thuyết trình trong quá trình truyền đạt thông tin một cách hấp dẫn và cách dẫn dắt nội dung thông tin nhằm thu hút nhiều người nghe hơn và trình bày thông tin đấy trong một khoảng thời gian dài. Người thuyết trình chuyên nghiệp sử dụng các kỹ năng thuyết trình để trình bày các thông tin phức tạp một cách kỹ lưỡng trong một khoảng thời gian ngắn và cách trình bày chính xác.

Nếu bạn quá bận rộn để theo đổi một khóa học, bạn có thể theo các gợi ý sau cho các bài trình bày tới đây của các bạn:
Chuẩn bị nội dung trình bày đồng thời đặt mình dưới góc độ người nghe.
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và xúc tích.
Giọng trình bày của bạn cần phải đủ truyền đạt tới toàn bộ người nghe.
Ngôn ngữ cơ thể của bạn sẽ làm cho ban trở nên tự tin hơn và thể hiện bạn có kiến thức về nội dung trình bày.
Bạn nên biết cách để dẫn dắt mọi người.
Mô tả tỷ mỉ nội dung bằng các ví dụ, nếu cần thiết.
Bạn nên ăn mặc theo cách ăn mặc phù hợp với công ty/tổ chức của bạn. Bạn nên mặc trang trọng, tránh ăn mặc quá bình thường
Luôn luôn luyện tập bài trình bày của bạn một vài ngày trước đấy
Sử dụng các hỗ trợ nghe nhìn để bổ sung cho các thông tin của bạn.
Hỗ trợ về hình ảnh sẽ giúp các bạn thuyết phục được người nghe.
Trình bày bằng Powerpoint sử dụng text, đồ họa và các biểu đồ dạnh bánh, đồ họa để tạo các thông tin tổng hợp đơn giản. Bằng cách sử dụng các phương pháp này bạn có thể tăng được sự quan tâm của người nghe lên tới gấp 5 lần.
Nếu bạn sử dụng công cụ Powerpoint, đừng quên giữ bản in.
Điều chỉnh giọng điều thích hợp là công cụ trình bày hiệu quả nhất.
Sử dụng sự khác nhau, các phông chữ và màu bắt mắt.
Người trình bày nên tìm hiểu căn phòng nơi người đấy sẽ trình bày ở đó.
Nhìn người nghe để khuyến khích họ. 

Để thuyết phục người nghe, bạn cần phát triển các kỹ năng trên. Các kỹ năng này được dạy một cách chi tiết trong các khóa đào tạo kỹ năng thuyết trình tổ chức tại các trường, các viện. Bạn có thể sử dụng phương pháp đào tạo tại lớp hoặc trực tuyến. Họ sẽ đào tạo cho bạn nhiều khía cạnh khác nhau để có một bài thuyết trình thành công.
Nếu bạn muốn tạo một buổi thuyết trình buồn tẻ thành lý thú thì hãy luôn nhớ các kỹ năng trình bày này. Phần thưởng cho nó sẽ là rất nhiều và bạn sẽ trở thành một người thuyết trình thành công. 

Làm sao để có kỹ năng thuyết trình tốt

                                                  Để có kỹ năng thuyết trình tốt
Thuyết trình bằng giáo án điện tử là một trong những cách “trực quan sinh động” làm tăng hiệu quả học tập.

Môi trường làm việc nghiêm túc, năng động đầy đủ phương tiện ở bậc đại học đã tạo cơ hội cho sinh viên chúng tôi phát huy kỹ năng thuyết trình ở mức tốt nhất. Nếu các bạn học sinh phổ thông cũng áp dụng những kinh nghiệm dưới đây, thì chất lượng học tập sẽ được nâng lên đáng kể.
Qua rồi cái thời học sinh chỉ biết thụ động đọc – chép. Phương tiện giảng dạy hiện đại luôn có sẵn, nội dung bài học luôn đòi hỏi các bạn phải tích cực tìm kiếm tài liệu để nghiên cứu thêm, hoặc ứng dụng thực tiễn. Do vậy, thuyết trình bằng giáo án điện tử là một trong những cách “trực quan sinh động” nhằm làm tăng hiệu quả học tập.
Sau đây là một số kỹ năng thuyết trình bằng giáo án điện tử mà các bạn học sinh thường ít chú ý và hay mắc sai sót. Để đạt được hiệu quả tuyệt đối, các bạn nên:
Đoàn kết và có trách nhiệm

Các bạn học sinh phổ thông thường có thói quen làm việc lẻ tẻ, dù có chia nhóm thì đa phần nhóm trưởng đảm trách rất nhiều công việc, thậm chí còn “ôm sô toàn bộ”. Vì vậy, chỉ có nhóm trưởng đạt điểm cao, các thành viên khác chỉ việc “hưởng thụ”, không đóng góp chút công sức nào.

Lên đại học, bạn không thể làm việc kiểu đó. Một nhóm thuyết trình ở bậc đại học có thể tận 30 người nhưng họ vẫn làm việc hoàn toàn nghiêm túc, từ nhóm trưởng đến các thành viên, ai cũng có trách nhiệm như nhau. Cả nhóm luôn phải thường xuyên hội ý, bàn giao công việc cho từng người và mọi thứ đều trao đổi qua email. Mọi người luôn phải nội tài liệu đúng thời hạn. Không ai bảo ai, nhưng họ đều có ý thức tốt, có tinh thần đồng đội, hết mình vì giáo án điện tử của mình. Khi tác phẩm được hoàn thành, mọi người cùng hội ý, bàn lại để chỉnh sửa.


Phân công “lao động”
Như đã nói, từng thành viên trong nhóm đều có việc phải làm. Bạn có thể chia ra và phân công cho mỗi người một trong những việc sau: tìm tư liệu ở một phần nào đó, tìm hình ảnh minh họa, tổng hợp và phân tích tư liệu, thiết kế nội dung trong Power Point, chỉnh sửa và trang trí, nghiên cứu kĩ để đứng trước lớp thuyết trình, ứng phó với những câu hỏi hóc búa từ các nhóm khác.

Sự bình đẳng
Khi thuyết trình trước lớp, nếu làm việc nhóm, các bạn nên để từng người trong nhóm thay phiên thuyết trình, như thế sẽ tạo hiệu quả cao, tránh gây nhàm chán và bạn nào trong nhóm cũng hiểu bài, cũng phải tìm tòi để truyền tải nội dung bài học đến với các bạn nhóm khác. Hơn nữa, tránh thể hiện cái tôi cá nhân và luôn phải làm việc theo nhóm, không nên hành động lẻ tẻ, dễ dẫn đến những sai sót (ví dụ, trong lớp tôi có một bạn tự đứng trước lớp chê chính bài thuyết trình của nhóm mình, điều đó thể hiện sự mất đoàn kết nội bộ).

Tích cực và tự tin
Các bạn sinh viên ở bậc đại học thường suy nghĩ thoải mái, dễ chịu hơn học sinh phổ thông nên họ tự tin và không sợ mất lòng người khác. Có những buổi thuyết trình xảy ra rất căng thẳng vì các nhóm luôn đặt vấn đề hỏi ngược lại nhau nhằm gây khó dễ cho nhau, hệt như một cuộc “đại chiến” thực thụ, nhưng nhờ sự khó khăn đó mà mọi người hiểu bài sâu hơn, nhận ra nhiều khuyết điểm từ đề tài của nhóm mình hơn, và rút kinh nghiệm cho lần sau. Nhờ vậy, bài thuyết trình sau luôn chất lượng hơn bài thuyết trình trước và mọi người luôn tìm hiểu chuyên sâu trước khi thuyết trình vì sợ bị hỏi khó. Dù trong lớp, mọi người “đàn áp” nhau như thế, nhưng khi học xong vẫn vui vẻ thoải mái như thường. Các bạn học sinh nên chú ý kĩ điều này

Rút kinh nghiệm sau mỗi bài
Các sinh viên chúng tôi, tự học là chính nên luôn có trách nhiệm với những “đứa con tinh thần” của mình. Sau những buổi thuyết trình cực kì căng thẳng, chúng tôi hội ý lại và cùng phân tích những điểm yếu từ bài thuyết trình cũng như một vài thiếu sót của từng cá nhân, để ở buổi thuyết trình sau làm việc tốt hơn. Các bạn học sinh thường viện lí do “không có thời gian” nên hiếm khi có hoạt động này. Hơn nữa, tinh thần tự giác của các bạn chưa cao. Các bạn còn thói quen “đùn đẩy trách nhiệm” và coi trọng điểm số, nếu có điểm thì làm tốt, không thì chẳng làm. Tinh thần đồng đội cũng chưa cao, nhóm không ổn định (nên việc quản lý thành viên và phân công nhiệm vụ cũng phức tạp).
                                                                                                         o0o
Lên đại học, các bạn dường như “sống chung với những buổi thuyết trình” vì sinh viên luôn phải tự nghiên cứu và thuyết trình liên tục. Tập những kỹ năng thuyết trình ngay bây giờ cũng là cách để các bạn chuẩn bị cho tương lai, khi bước chân vào môi trường đại học.

Bí mật về thỏa thuận lương


Bí mật về thỏa thuận lương
Bạn đã gần “chạm” được tới công việc mơ ước nhờ bản sơ yếu lý lịch hoàn hảo và buổi phỏng vấn tuyệt vời. Nhưng nếu bạn thờ ơ, không để ý đến bước thỏa thuận lương, “công việc mơ ước” sẽ “đón” bạn với mức lương thảm hại.

Mức lương khởi điểm chỉ dành cho người mới đi làm?


Nhà tuyển dụng thường mong muốn ứng viên đồng ý mức lương thấp. Thường thì những mức lương thấp như vậy chỉ là mức lương khởi điểm khi bạn mới làm việc, hiếm khi là mức lương cơ bản. Trên thực tế, tiền thù lao của công nhân viên luôn được xét lại hàng năm, và những thỏa thuận về lương mới thường được tính toán dựa trên phần trăm lương bạn được trả trước đó. Nói một cách khác, nếu bạn có một mức lương khởi điểm thấp, mọi chế độ tăng lương và hoa hồng cũng thấp theo. Đó là lý do tại sao bạn cần “đấu tranh” cho một mức lương tốt ngay từ bước khởi đầu.

Nhà tuyển dụng không hài lòng với sự thỏa thuận?


Những người tìm việc thường lưỡng lự đưa ra mức lương mình mong muốn vì sợ rằng nhà tuyển dụng sẽ để ý tới những thí sinh khác. Tuy nhiên, chính việc đàm phán lương bổng lại là một phần của quá trình tuyển chọn khi nhà tuyển dụng luôn sẵn sàng thảo luận về vấn đề “nhạy cảm” này. Sự thật là họ thích tuyển những ứng viên biết rõ giá trị nghề nghiệp của mình. Thậm chí nếu không thể đi đến sự đồng ý chung, điều này cũng không hề ảnh hưởng gì đến kết quả buổi phỏng vấn của bạn.

Yêu cầu có thêm cơ hội?


Những người săn tìm việc vẫn nghĩ rằng cách tốt nhất để “an toàn” được công việc đó là đưa ra mức lương thấp nhất. Nhưng đây chính là lỗi cơ bản mà người xin việc hay mắc phải và cũng là lý do tại sao nhiều nhân viên có năng lực có kinh nghiệm lại “mắc kẹt” trong những vị trí cấp thấp. Tuy nhiên, bạn không cần thiết đưa ra mức lương quá chênh lệch so với ban đầu. Thêm vào đó, mức lương thấp không phù hợp với năng lực khiến hình ảnh của bạn giảm sút, do đó cơ hội nhận được việc cũng sẽ “xa khỏi tầm tay” bạn.


Thỏa thuận bằng miệng cũng như việc ký kết hợp đồng?


Nhiều ứng viên coi việc hứa qua miệng của nhà tuyển dụng chính là điều kiện của hợp đồng. Việc thỏa thuận lương như thế rất nguy hiểm bởi vì nó như một tiền lệ cho việc đưa ra những quyết định “nhẹ dạ” không suy xét những vấn đề trọng đại. Đừng vội thôi việc, cũng đừng từ chối những đề nghị khác cho đến khi chữ ký của bạn có mặt trên bản hợp đồng làm việc.


Mọi thứ đều có thể thỏa thuận được?


Trên thực tế, luôn có ba loại lương cho ba vị trí cơ bản: khởi đầu, tầm trung và quản lý. Những vị trí khởi đầu luôn có mức lương “linh hoạt”, do vậy bạn có thể “mặc cả” với những buổi làm thêm. Trong khi đó, mức lương cho vị trí tầm trung có thể “xê dịch” cho dù bạn phải làm việc trong phạm vi đặc trưng. Cuối cùng, mức lương ở vị trí quản lý là “bất di bất dịch” đơn giản vì nó thể hiện khả năng và giá trị của bạn - và tất nhiên công ty cũng chỉ sẵn lòng trả mức lương “cao ngất ngưởng” cho một vị lãnh đạo tự tin và tài ba mà thôi.
Theo Dantri